- Tính pháp lý: Chương trình được sự đồng ý và hỗ trợ của Cha Xứ Nhà Thờ Giáo Xứ Hầu Thào
- Thời gian: 12/8/2023
- Địa điểm: Nhà Thờ Giáo Xứ Hầu Thào, thị xã Sapa
- Quà từ thiện: 400 – 500 suất quà trị giá ~300.000đ/ suất, được đóng thùng xe tải (đã được BTC chuẩn bị) gồm: Bánh kẹo, thuốc men.
- Lịch trình từ thiện
Thời gian | Nội dung | Ghi chú |
Ngày 12/8/2023, thứ 7 | ||
0h | Xuất phát từ Hà Nội | Tập trung tại Học viện M&E tại Tera An Hưng - Hà Đông, nơi tập kết đồ từ thiện |
5h | Đoàn có mặt tại xã Hầu Thào, ăn sáng | |
6h | Cùng đoàn săn mây Bản Hang Đá nổi tiếng | |
8h | Đoàn tổ chức trao quà từ thiện tại Nhà Thờ Giáo Xứ Hầu Thào | |
11h | Đoàn di chuyển vê Sapa | |
12h30 | Ăn trưa tại Sapa | |
14h | Nhận phòng Homestay | Tại Bản Cát Cát |
15h – 17h | Tự do tham quan Bản Cát Cát | Bản Cát Cát |
18h | Ăn tối tại thị trấn Sapa | |
19h-22h | Tự do quan Sapa về đêm | Nhà thờ Spa, chợ đêm… |
Ngày 12/8/2023, Chủ Nhật | ||
7h | Ăn sáng, trả phòng homestay | |
8h | Café tại Ngôi nhà trên mây Vietrecking Sapa | Một trong những điểm checkin nổi tiếng nhất Sapa có view Sapa và dãy núi Hoàng Liên Sơn |
10h | Lễ tại Thiền viện Trúc Lâm Đại Giác | Điểm tâm linh nổi tiếng giúp gột rửa những muộn phiền, sống những giây phút an lạc mầu nhiệm của tự tâm. Đây cũng là mái ấm tình thương cho những người già neo đơn, trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. |
12h | Ăn trưa | |
14h | Tham quan thung lũng hoa hồng tại Sapa | Thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam |
15h – 20h | Đoàn khởi hành về Hà Nội |
Nhà từ thiện Lê Khánh bắt đầu các hoạt từ thiện từ năm 2000 và duy trì từ 10 chương trình từ thiện/ năm. Ông trưởng thành từ tuổi thơ cơ cực với đủ nghề kiếm sống từ đánh giầy, bán vé số, bán báo… Đi sâu vào ngõ ngách cuộc sống, ông thấu hiểu tận cùng của đói nghèo. Sau khi có cuộc sống tốt đẹp nhờ kinh doanh đặc sản vùng miền và giáo dục kỹ năng cho trẻ em, ông dành phần lớn tài sản và thời gian để thực hiện các chuyến từ thiện gọi là từ tâm.
Khác với hầu hết các chương trình từ thiện khác, ông không mong kêu gọi quyên góp hiện kim, ông cũng không có nhu cầu làm hình ảnh, ông chỉ các nhà hảo tâm tùy tâm làm từ thiện đích thực. Chung 1 tay góp công, góp của, góp một phần nhỏ bé giúp các bạn nhỏ vùng cao giảm bớt khó khăn phần nào.
“Cái chết của trẻ em vùng núi quá dễ dàng bởi nhiều nơi, người dân không tin bác sĩ bằng thầy cúng, mà muốn tin thì trạm xá, hiệu thuốc cũng ở rất xa. Nhiều cái chết đến từ những bệnh rất thông thường ở đường tiêu hóa, đường hô hấp như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sốt virut…. vì không có thuốc…”
Vì vậy, những món quà từ thiện cho trẻ vùng cao của Lê Khánh bao giờ cũng có thuốc tây để trị ngay những bệnh thông thường nên người dân phấn khởi lắm.
Ban Tổ chức kêu gọi nhà hảo tâm, mạnh thường quân đồng hành:
- Tham gia đoàn từ thiện để lan tỏa yêu thương: Chi phí cá nhân cho chuyến đi được chia sẻ theo đầu người (1,8 – 2,5 triệu theo số lượng).
- Tham gia đóng hàng, phát quà cùng đoàn
- Góp hỗ trợ mua quà, chi phí tổ chức từ thiện tùy tâm (không bắt buộc).
Có lẽ vì có rất ít người biết và khá xa trung tâm nên bản Hang Đá vẫn giữ nguyên được nét đẹp mộc mạc, đơn sơ và bình yên vốn có của núi rừng Tây Bắc. Đặc biệt, nếu đến bản Hang Đá đúng thời điểm du khách sẽ được chiêm ngưỡng những biển mây bồng bềnh trôi quanh bản tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp.
Đến Bản Hang Đá từ tháng 5 đến tháng 9 dù khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa tuyệt đẹp. Dù đến vào bất kỳ giai đoạn nào, thì những cánh đồng bạt ngàn đều khiến khách du lịch mê mẩn, từ mùa đổ ải ngập nước vào tháng 5, khi ấy những thuở ruộng hiện lên lấp lánh tựa những tấm gương khổng lồ.
Đến tháng 7 – tháng 8 là mùa cấy mạ non, du khách sẽ không khó để có thể nhìn thấy những hình ảnh người nông dân chăm chỉ cặm cụi cấy từng cây mạ xuống ruộng tạo nên một màu xanh mướt mắt như tấm thảm nhung trải khắp đất trời tạo hứng khởi và phấn chấn giúp du khách quên hết mỏi mệt.
Cuối tháng 9 là mùa lúa chín, khắp nơi đều là màu vàng đậm rực rỡ nhuôm cả cánh đồng tạo nên Khung cảnh tựa như bức tranh tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã vẽ nên. Đây cũng chính là một trong những khoảnh khắc du khách cực kỳ thích thú khi đến thăm bản Hang Đá nói riêng và Sapa nói chung.
Điểm cộng lớn nhất của một điểm tham quan khi chưa được nhiều người biết đến là sự hoang sơ, sự yên bình, nhẹ nhàng. Bản Hang Đá Sapa cũng vậy, điểm đầu tiên gây ấn tượng với khách du lịch có lẽ bởi địa hình hết sức đặc biệt. Một bên là sườn núi xanh ngắt của rừng, một bên là ruộng bậc thang trải dài, thấp thoáng ở giữa chính là các mái nhà sàn đơn sơ, bình dị nhưng rộn ràng tiếng cười của bà con dân bản.
Đến bản Hang Đá du khách sẽ cảm thấy cuộc sống như trôi chầm chậm, tất cả diễn ra một cách lặng lẽ không chút ồn ào. Mọi thứ như chậm lại, giúp du khách cảm nhận được thế nào là một cuộc sống trọn vẹn từng phút giây. Bản Hang Đá là một địa điểm du lịch rất thích hợp với những du khách đang muốn tìm một địa điểm du lịch nghỉ dưỡng để thư thái, thả lỏng tâm hồn.
Nơi đây, không có tiếng xe ầm ĩ như thành thị ngoài kia. Những gì du khách có thể thấy là hình ảnh người mẹ địu con trên lưng giặt đồ bên khe suối chảy róc rách, những cành trúc lung lay trong gió, hay những đứa trẻ đang huýt sáo nô đùa lùa trâu, bò về chuồng. Thỉnh thoảng, không gian lại nghi ngút khói tỏa ra từ những đám rạ bị đốt cháy, khung cảnh lại trở nên hư ảo, tưởng chừng như mây đang sa xuống mặt đất vậy.
Những tiếng cười đùa cứ nô nức trên cánh đồng trơ gốc rạ trước nhà. Hình ảnh những chú nhóc rượt bắt nhau trên cánh đồng thực sự rất bình yên. Khi những làn khói bốc lên từ những ngôi nhà nhỏ cũng chính là lúc báo hiệu bữa cơm chiều sắp đến.
Bản Hang Đá là một bản còn khá hoang sơ tại Sapa. Vì vậy với những vị khách yêu thích vẻ đẹp mộc mạc của núi rừng, thích ngắm nhìn biển mây bồng bềnh của miền quê bình yên thì nên một lần đến với bản. Chắc chắn rằng mọi kỷ niệm cùng với hình ảnh về nơi này sẽ là trở thành một phần ký ức mà du khách không bao giờ quên.
“Niềm vui cho em” là chương trình thiện nguyện nhằm giúp đỡ 314 bạn nhỏ người La Hủ tại xã Bum Tở, thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Trường mầm non Bum Tở gồm 09 điểm trường, với 01 điểm trường chính và 08 điểm trường lẻ. Nhiều điểm trường lẻ nằm cách xa điểm trường chính, không có nguồn điện và nước sinh hoạt với 100% học sinh là người dân tộc La Hủ.
Xem thêm