Tiềm năng đầu tư công nghệ vào ngành du lịch
Ngành du lịch Việt Nam đã trải qua sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2019 Việt Nam đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm trước đó. Tuy đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch toàn cầu, ngành du lịch Việt Nam vẫn có tiềm năng phục hồi mạnh mẽ khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng doanh thu từ du lịch trong năm 2019 đạt khoảng 726.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,2% GDP của cả nước. Dự báo sau đại dịch, ngành du lịch sẽ nhanh chóng phục hồi và tiếp tục phát triển, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Theo báo cáo của Vietnam E-commerce Association (VECOM), doanh thu từ du lịch trực tuyến tại Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 9 tỷ USD, chiếm 45% tổng doanh thu du lịch. Sự phát triển của các nền tảng đặt phòng trực tuyến như Agoda, Booking.com và các ứng dụng di động như Traveloka đã giúp du khách dễ dàng tiếp cận thông tin và dịch vụ du lịch hơn.
Có thể thấy ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt khi có sự giúp sức của công nghệ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Công nghệ đã thay đổi cách thức vận hành của ngành du lịch.
Với các khách du lịch, công nghệ đã thay đổi hoàn toàn cách thức tìm kiếm và đặt dịch vụ. Theo một báo cáo của Google và Temasek, thị trường du lịch trực tuyến tại Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, dự kiến đạt giá trị 78 tỷ USD vào năm 2025. Sự gia tăng nhanh chóng này cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trong ngành du lịch. Các nền tảng trực tuyến như Booking.com, Expedia và Agoda đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với du khách. Những nền tảng này cung cấp thông tin chi tiết về các điểm đến, khách sạn, tour du lịch và các dịch vụ liên quan. Việc đặt dịch vụ trực tuyến không chỉ tiện lợi mà còn giúp du khách dễ dàng so sánh giá cả và chất lượng dịch vụ, từ đó lựa chọn được những dịch vụ tốt nhất. Bên cạnh đó với công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đã mở ra những trải nghiệm du lịch hoàn toàn mới. Du khách có thể tham quan các điểm đến một cách sống động ngay từ nhà thông qua kính VR, hoặc sử dụng AR để khám phá các di tích lịch sử với các thông tin bổ sung hiển thị trực tiếp trên màn hình điện thoại. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), công nghệ VR và AR có thể tăng sự hài lòng của du khách lên tới 70%.
Với các doanh nghiệp du lịch, công nghệ đã giúp các doanh nghiệp du lịch tối ưu hóa việc quản lý thông tin và dữ liệu. Các hệ thống quản lý khách sạn (PMS) và các phần mềm quản lý du lịch giúp theo dõi lượng đặt phòng, quản lý lịch trình và xử lý các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả. Theo báo cáo của Hiệp hội Khách sạn và Nhà hàng Mỹ (AH&LA), việc sử dụng PMS giúp các khách sạn tiết kiệm tới 15% chi phí vận hành. Ngoài ra công nghệ phân tích dữ liệu và dự đoán xu hướng cũng đang trở thành yếu tố then chốt trong việc phát triển chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Các công cụ phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược marketing và kinh doanh phù hợp.
"Với nhiều tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh công nghệ vào việc phát triển du lịch, doanh nghiệp chúng tôi đang có nhiều chiến lược phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn các tour du lịch hiện có. WonderTour đã triển khai chiến dịch quảng bá du lịch trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội quốc tế như Facebook, Instagram, Youtube... nhắm vào các thị trường mục tiêu tiềm năng. Và bằng cách sử dụng công cụ phân tích dữ liệu, WonderTour có thể xác định được đối tượng khách hàng quan tâm đến du lịch Việt Nam, từ đó phân phối quảng cáo hiệu quả hơn. Kết quả là lượng khách hàng quốc tế truy cập website và đặt tour trực tuyến của chúng tôi tăng đáng kể. Ngoài ra WonderTour chúng tôi còn hợp tác với một số khách sạn để xây dựng tour tham quan 3D, cho phép khách hàng 'dạo bước' trong phòng khách sạn, 'ngắm nhìn' khung cảnh từ ban công trước khi quyết định đặt phòng. Tôi nghĩ đây là xu thế chung của nhiều doanh nghiệp làm du lịch để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng", theo ông Lê Công Năng, CEO WonderTour chia sẻ.
Cũng theo ông Lê Công Năng, CEO WonderTour cho biết, theo báo cáo của Statista, doanh thu từ dịch vụ đặt phòng trực tuyến tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 4,5 tỷ USD vào năm 2023. Có thể thấy đây là một cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn tham gia vào thị trường công nghệ du lịch. Bên cạnh đó, tại Việt Nam các công ty du lịch và các start-up công nghệ đã và đang tận dụng xu hướng sử dụng các ứng dụng VR và AR để tạo ra sự khác biệt và thu hút du khách. Sự thay đổi đó sẽ ngày càng được các công ty du lịch và các start-up công nghệ áp dụng tạo ra điều kiện cho các nhà đầu tư rót vốn.
Thách thức khi đầu tư vào công nghệ du lịch
Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế khi đầu tư công nghệ để phát triển du lịch tại Việt Nam tuy nhiên vấn đề này cũng tồn tại một số thách thức. Việc phát triển các nền tảng công nghệ, ứng dụng thông minh hay công nghệ VR/AR đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn. Điều này có thể là một rào cản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hơn nữa, việc duy trì và nâng cấp các hệ thống công nghệ cũng cần nguồn lực tài chính đáng kể. Đồng thời việc sử dụng công nghệ mới đòi hỏi nhân lực có kỹ năng và kiến thức phù hợp. Việc đào tạo nhân viên để sử dụng và quản lý các công nghệ mới có thể tốn kém và mất thời gian. Tuy nhiên, đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của các dự án công nghệ du lịch.
“Việc đầu tư vào công nghệ du lịch không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam. Mặc dù có những thách thức nhất định, nhưng lợi ích mà công nghệ mang lại là vô cùng to lớn. Từ việc nâng cao trải nghiệm du khách, tăng doanh thu đến mở rộng thị trường, công nghệ đã và đang đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của ngành du lịch”, ông Lê Công Năng, CEO WonderTour cho biết.
Việc đầu tư vào công nghệ du lịch không chỉ là bước đi chiến lược mà còn là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, từ đó tạo nên sự phát triển bền vững và thịnh vượng trong ngành du lịch.
Marketing kỹ thuật số đã có những tác động tích cực rõ rệt đến doanh thu của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, marketing kỹ thuật số được coi là công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình.
Xem thêm“Một trong những thách thức lớn nhất khi xác định thị trường mục tiêu là sự khác biệt về văn hóa và hành vi tiêu dùng. Đôi khi, những gì hoạt động tốt ở thị trường hiện tại lại không phù hợp với thị trường mới”
Xem thêmKhủng hoảng pháp lý là tình trạng mà một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân đối mặt với các vấn đề pháp lý nghiêm trọng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh, từ các mâu thuẫn về hợp đồng, vi phạm pháp luật, cho đến các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ. Đây là những vấn đề mà không chỉ ảnh hưởng đến mặt pháp lý mà còn có thể lan rộng và ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và thậm chí là nền kinh tế toàn cầu.
Xem thêmGoogle và Apple là hai trong số những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, có chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp riêng biệt. Những bài học từ Google và Apple là nguồn cảm hứng vô giá cho các doanh nghiệp và nhà lãnh đạo trong việc xây dựng và phát triển tổ chức của mình.
Xem thêmTrong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch không chỉ đơn thuần là hoạt động giải trí mà còn trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Các tour du lịch doanh nhân đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các công ty và doanh nhân để tăng cường mối quan hệ kinh doanh.
Xem thêmMặc dù du lịch biển đảo mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng sự phát triển ồ ạt và thiếu kiểm soát đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên.
Xem thêm